Những bóng hồng trong các bài hát nổi tiếng và cuộc đời tài hoa của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn _ HUSGX

   

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh ngày 28/2/1939 và mất ngày 1/4/2001, là một trong những nhạc sĩ lớn của âm nhạc đại chúng, Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất phổ biến. Mỗi bản nhạc ông viết không đơn giản là chỉ là thứ tình cảm trong mường tượng, lượm nhặt từ những câu chuyện cuộc sống mà đó chính là cuộc đời, là chuyện tình của chính ông. Còn tuổi nào cho em, Diễm xưa, Thuở bống là người,… đều là các ca khúc Trịnh Công Sơn sáng tác cho những “nàng thơ” của mình sau những cuộc tình đầy tiếc nuối, có khi chỉ là ngộ nhận…

1/4/2001 - 1/4/2022, 21 năm sau ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rời cõi tạm, âm nhạc của ông vẫn là tượng đài trong lòng khán giả. Với gia tài sáng tác đồ sộ (ước đoán trên dưới 600 ca khúc), âm nhạc của Trịnh Công Sơn đã sống bền bỉ với thời gian.

Mời quý vị điểm qua những bóng hồng trong các bài hát nổi tiếng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

1. Bích Diễm

 

Mối tình với cô gái Huế Ngô Vũ Bích Diễm được cho là khắc cốt ghi tâm đầu tiên của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Năm 1960, ông gặp Bích Diễm – người con gái Huế dong dỏng cao, gương mặt khả ái, thanh tú. Ông thường tìm cách ngắm cô lúc đi học về với tình cảm trong sáng, si tình thời thanh niên. Bích Diễm cũng chính là nguồn cảm hứng để Trịnh Công Sơn viết ca khúc nổi tiếng "Diễm xưa". Người nhạc sĩ tài hoa chưa kịp nói lời yêu, chỉ dám thổ lộ tình cảm của mình qua những khúc nhạc, còn cô gái cũng vì cách trở nên cả hai không thể viết trọn vẹn chuyện tình.

Bài hát được viết vào năm 1960, nói về những rung động, cảm xúc của một con tim yêu thương đang mòn mỏi ngóng chờ bóng dáng một người với tà áo dài thấp thoáng sau hàng cây: "chiều nay còn mưa sao em không lại”. Trách móc đấy nhưng vẫn trông ngóng mãi một bóng hình. Một mối tình mà với nhạc sĩ đó là khoảng thời gian đẹp của cuộc đời và hình ảnh người con gái ấy mãi đi theo bản tình ca bất hủ của ông.

"Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ

Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao

Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ

Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu..."

Bấm vào để nghe ca khúc "Diễm xưa" Trình bày: Khánh Ly

 

Trịnh Công Sơn đã trút hết nỗi lòng với nàng thơ của mình vào ca khúc “Diễm xưa” như chính ông sau này kể lại. Người con gái đi qua những hàng cây long não ngày nào bây giờ đã ở một nơi xa, đã có một đời sống khác. Tất cả chỉ còn là kỷ niệm, dù đáng nhớ nhưng cứ phải quên. Người con gái ấy là “Diễm của những ngày xưa”. 

2. Dao Ánh

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Dao Ánh tái ngộ sau 20 năm

Dao Ánh là em gái của Bích Diễm, người mà Trịnh Công Sơn đã từng vương vấn nhưng không thành. Chia tay nhau, Trịnh Công Sơn đã chôn giấu tình cảm của mình qua bài hát nổi tiếng Diễm xưa.

Sau khi biết chị mình chia tay với Trịnh Công Sơn, cô em Dao Ánh đã viết thư an ủi và chia sẻ cùng ông. Trịnh Công Sơn đã viết thư trả lời và tình cảm nảy sinh bắt đầu từ đó. Tuy nhiên, tình cảm của hai người vẫn còn được giấu kín cho dù sau này vẫn bí mật viết thư cho nhau. Cuối cùng vị nhạc sĩ này đã ngỏ lời yêu vào hồi năm 1966 và được chấp thuận. Nhưng rồi do xa cách và hoàn cảnh trớ trêu, niềm tin và hy vọng trở nên mong manh hơn. Thế rồi đến thư ngày 25/3/1967, Trịnh Công Sơn chủ động chia tay với Dao Ánh.

Dao Ánh thời trẻ

Mối tình với Dao Ánh được xem là một trong những cuộc tình sâu đậm nhất trong cuộc đời Trịnh Công Sơn. Kể từ ngày gặp Dao Ánh cho đến tận cuối cuộc đời, trong 37 năm, ông đã viết 300 lá thư cho Dao Ánh, nhiều nhất là khoảng thời gian từ năm 1964 đến 1967. Có thể kể đến các sáng tác ông viết tặng Dao Ánh như: Mưa hồng, Còn tuổi nào cho em, Ru em từng ngón xuân nồng, Lời buồn thánh…

Bấm vào để nghe ca khúc "Còn tuổi nào cho em" Trình bày: Ngọc Lan

 

"Tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều nay

Tuổi nào ngồi hát mây bay ngang trời

Tay măng trôi trên vùng tóc dài

Bao nhiêu cơn mơ vừa tuổi này

Tuổi nào ngơ ngác tìm tiếng gió heo may..."

 

Nghe lại ca khúc: Mưa hồng

"Trời ươm nắng cho mây hồng

Mây qua mau em nghiêng sầu

Còn mưa xuống như hôm nào em đến thăm

Mây âm thầm mang gió lên..."

Bấm vào để nghe ca khúc "Mưa hồng" Trình bày: Tuấn Ngọc & Bằng Kiều

3. Khánh Ly

Nhắc đến người hát nhạc Trịnh Công Sơn, cái tên được nhắc đến nhiều nhất chắc chắn là danh ca Khánh Ly. Nhiều khán giả nhận xét rằng, nhạc Trịnh chỉ đúng là nhạc Trịnh khi được cất lên qua chất giọng liêu trai, ma mị đặc trưng của danh ca Khánh Ly.

Hồng Nhung - giọng ca hát nhạc Trịnh thuộc thế hệ sau từng chia sẻ: "Khánh Ly là chỗ đứng độc nhất vô nhị, không chỉ có giọng hát mà còn là tri thức lớn. Nhạc Trịnh, nốt nhạc đơn giản, nhưng để nâng được lên cần phải có nền móng văn hóa rất lớn. Chị Khánh Ly là người làm được như thế". Bấy nhiêu cũng đủ thấy, Khánh Ly - Trịnh Công Sơn là bộ đôi khó có người thay thế trong âm nhạc.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng là thầy dạy hát cho Khánh Ly. Bản thân nữ danh ca lại nhờ nhạc Trịnh mà thành danh, đủ kinh tế lo cho các con. Cả đời mình, Khánh Ly gắn bó với nhạc Trịnh, đi qua nhiều thế hệ khán giả từ thời chiến đến thời bình và chinh phục từng người yêu mến những sáng tác của cố nhạc sĩ.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng chia sẻ về cơ duyên gặp gỡ Khánh Ly, khi đó bà đi hát ở Đà Lạt và chưa nổi tiếng. Nghe qua giọng và thấy phù hợp với những ca khúc của mình, Trịnh Công Sơn bắt đầu cùng Khánh Ly đi hát ở nhiều nơi để phục vụ khán giả.

"Cát bụi", "Biển nhớ", "Dấu chân địa đàng", "Còn tuổi nào cho em"… hầu như các ca khúc Trịnh Công Sơn đều từng được Khánh Ly thể hiện và để lại dấu ấn riêng.

Nghe lại ca khúc: Cát bụi

"Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi

Để một mai vươn hình hài lớn dậy

Ôi cát bụi tuyệt vời

Mặt trời soi một kiếp rong chơi..."

Bấm vào để nghe ca khúc "Cát bụi" Trình bày: Khánh Ly

 

Nghe lại ca khúc: Biển nhớ

"Ngày mai em đi

biển nhớ tên em gọi về

gọi hồn liễu rũ lê thê

gọi bờ cát trắng đêm khuya..."

Bấm vào để nghe ca khúc "Biển nhớ" Trình bày: Khánh Ly

4. Hồng Nhung

Âm nhạc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng có thời điểm được Hồng Nhung thổi một làn gió mới - đó là khoảng thời gian 10 năm trước khi ông qua đời. Khi ấy, Hồng Nhung chỉ mới bước qua ngưỡng cửa đôi mươi, và cô ca sĩ 21 tuổi hát nhạc Trịnh đã nhận không ít phản ứng trái chiều, bởi lúc đó người ta chỉ biết đến Khánh Ly.

 

Thế nhưng, chính nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người đã bênh vực Hồng Nhung và rất thích những màn thể hiện của cô. Với ông, việc Hồng Nhung thể hiện các ca khúc nhạc Trịnh đã giúp ông "có một chỗ đứng ở hiện tại chứ không phải kẻ nhắc tuồng của quá khứ".

Trở thành bóng hồng trong âm nhạc của nhạc sĩ họ Trịnh, Hồng Nhung được ông viết tặng 3 ca khúc gắn liền với biệt danh Bống của mình là "Bống hồng ơi", "Bống không là bống" và "Thuở bống là người".

Ngoài bộ 3 ca khúc riêng, Hồng Nhung từng thể hiện thành công nhiều sáng tác của Trịnh Công Sơn như "Ru em từng ngón xuân nồng", "Đóa hoa vô thường"... Sở hữu chất giọng đẹp, cách nhả chữ tốt, Hồng Nhung đã mang đến một tinh thần mới, trẻ trung hơn cho âm nhạc của Trịnh Công Sơn.

Nghe lại ca khúc: Bống hồng ơi

"Nắng vàng em đi đâu mà vộị

Mà vội nắng vàng nắng vàng ơị

Mà vội nắng vàng nắng vàng ơị

Em đi đâu mà vộị

Bống lòng suối thảnh thơị

Em đi đâu mà vộị..."

Bấm vào để nghe ca khúc "Bống hồng ơi" Trình bày: Hồng Nhung

Nghe lại ca khúc: Bống không là bống

"Bống không là bống bống ở nơi nào

Bống không là bống không ở trong ao

Bống nhảy lên bờ bống đi chơi phố

Nắng vàng ủng hộ cho bống căn nhà..."

Bấm vào để nghe ca khúc "Bống không là bống" Trình bày: Hồng Nhung

Nghe lại ca khúc: Thuở bống là người

"Bống đùa biển khơi

Bống đùa núi đồi

Bống đùa đùa tôi

Làm chi mà vội

Giọt nắng ban mai

Làm chi mà vội

Em đi Bống về..."

Bấm vào để nghe ca khúc "Thuở bống là người" Trình bày: Hồng Nhung

5. Lệ Thu

Nhiều người biết đến nhạc Trịnh thông qua giọng ca Khánh Ly nhưng thực chất, danh ca Lệ Thu mới là người đầu tiên hát nhạc Trịnh sau chính tác giả. Cả hai từng đi hát cùng nhau ở các trường đại học tại Sài Gòn.

Cũng giống với Khánh Ly, danh ca Lệ Thu nổi danh nhờ nhạc Trịnh. "Xin mặt trời ngủ yên", "Hạ trắng"... đã đưa tên tuổi của Lệ Thu lên tầm cao, trở thành "nữ hoàng phòng trà" nức tiếng Sài Gòn những năm 1960. Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng khẳng định, Lệ Thu là người hát "Hạ trắng" hay nhất.

Sau này, danh ca Lệ Thu nhận lời làm ca sĩ độc quyền cho một phòng trà nên việc cô và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn du ca cũng chấm dứt. Dù vậy, trong sự nghiệp ca hát của mình, nữ danh ca vẫn dành một vị trí riêng cho những ca khúc nhạc Trịnh.

Tháng 1/2021, danh ca Lệ Thu qua đời ở Mỹ vì nhiễm Covid-19, để lại niềm tiếc thương sâu sắc cho khán giả.

Nghe lại ca khúc: Hạ trắng

"Gọi nắng!

Trên vai em gầy

Đường xa áo bay

Nắng qua mắt buồn

Lòng hoa bướm say

Lối em đi về

Trời không có mây

Đường đi suốt mùa

Nắng lên thắp đầy..."

Bấm vào để nghe ca khúc "Hạ trắng" Trình bày: Lệ Thu

Nghe lại ca khúc: Xin mặt trời ngủ yên

"Một ngày, ngày đã qua
Ôi một ngày, ngày chóng qua
Một chiều một ngày âm thầm đã
Đã trôi đi không còn gì
Ôi chinh chiến đã mang đi bạn bè
Ngựa hồng đã mỏi vó
Chết trên đồi quê hương
Còn có ai, không còn người
Ôi nhân loại mặt trời và em thôi
Này đôi môi xin thương người
Ôi nhân loại mặt trời trong tôi..."

Bấm vào để nghe ca khúc "Xin mặt trời ngủ yên" Trình bày: Khánh Ly

Một ngày, ngày đã qua
Ôi từng ngày từng xót xa
Một chiều, một ngày tay người đã
Thả mây bay cho đường dài
Sau chinh chiến ôi quê hương thần thoại
Thuở hồng hoang đã thấy
Đã xanh ngời liêu trai
Còn có ai trên cuộc đời
Ôi nhân loại còn người và tôi thôi
Rồi lang thang như mây trời
Ôi nhân loại còn người trong tôi

Điệp khúc:
Mặt trời đã ngủ yên, xin mặt trời hãy ngủ yên
Người hãy nhớ mang theo hành trang
Qua khoang trời vắng chân mây địa đàng
Người hãy nhớ mang theo hành trang
Qua khoang trời vắng chân mây địa đàng
Người hãy nhớ hãy nhớ hoài,
Người hãy nhớ hãy nhớ đời,
Người hãy nhớ hãy nhớ người
Hãy nhớ người
Hãy nhớ người
Hãy nhớ người.