Thủy đài nước (đài nước) trực thuộc khuôn viên Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn – Sawaco ở quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở Công trường Quốc tế (vị trí Hồ Con Rùa sau này). Đây là thủy đài đầu tiên của Sài Gòn do người Pháp xây dựng và được khánh thành vào năm 1886, đây chính là một trong hai thủy đài cổ xưa nhất Sài Gòn và Đông Dương chưa qua bất kỳ lần tu sửa nào. Sài Gòn xưa, nước của thủy đài này được bơm thủ công lên bể chứa từ các giếng cạn gần đó để phục vụ cho các nhu cầu của người dân như các công sở, các cơ quan quan chức Pháp hoặc một ít dân chúng người Việt được cho là khá giả sinh sống tại khu vực trung tâm.
Thời điểm đó, các thủy đài được xây dựng rất ít, phần lớn người dân Sài Gòn chỉ có thể dùng nước giếng, nước được lấy từ sông lên sau đó để lóng phèn rồi mang sử dụng hoặc hứng nước trời, nước mưa vào các lu khạp để dành xài dần! Mãi đến nửa thế kỷ sau, khi chính quyền Pháp cho xây dựng thủy đài rồi tiến hành lắp đặt các phông – tên (Fontaine) công cộng dọc ở những con phố chính thì lúc đó người dân mới có nguồn nước sinh hoạt sạch để sử dụng.
Những phông – tên nước này được nối trực tiếp từ những giếng khoan trực tiếp do công ty Société Lanyne France et Cie tiến hành khảo sát địa hình rồi cho khoan thẳng xuống những tầng nước ngầm sâu đến cả trăm mét vào trong lòng đất. Vào thời điểm ấy, người dân dần dần quen với việc sử dụng mạch nước ngầm thông qua những phông – tên nước này. Rộng rãi hơn với số lượng dân nhiều hơn mặc dù số lượng giếng khoan được đưa vào sử dụng chỉ có khoảng 30 cái, trong khi dân số Sài Thành từ đầu những năm thập niên 1930 đã lên đến con số trăm ngàn người rồi.
Việc lấy nước từ các phông – tên này cũng khá mất sức, bởi phải dùng sức tay kéo cần bơm nước lên xuống liên tục, mãi một hồi “vật vã” thì nước mới chịu áp lực mà trào lên trên, người ta mới có thể hứng được nước rồi mang về.
Theo các chính quyền Pháp thì nguồn nước giếng khoan này chỉ được khai thác để cung cấp cho các công sở, các cơ quan viên chức Pháp và người dân có tiền khá giả ở Sài Thành, nên họ không chấp nhận việc phải dùng sức tay cùng việc chầu trực mà chờ đợi để hứng nước mang về. Vậy nên, để tiện cho việc có nước mà lại chẳng phải cực nhọc gì nhiều, họ đã thuê người với mức giá rẻ bèo (thời điểm đó, dân chúng bị áp bức khá nhiều ở thời Pháp, nên khi được thuê giá rẻ họ vẫn phải chấp nhận nếu muốn kiếm sống chứ chẳng được đòi hỏi về tiền lương).
Cũng từ đây, nghề gánh nước mướn ra đời, cái nghề này được cho là “bền” khi kéo dài đến tận năm 1970. Mãi đến khi chính quyền thiết lập hoàn chỉnh hệ thống cung cấp nước và các nhà máy nước máy vào tận nhà mỗi người dân để phục vụ cho dân sinh thì mới kết thúc.
Nghề gánh nước mướn – Sự nghiệp chỉ hướng đến hy vọng có đủ ăn hai bữa mỗi ngày cho những người nghèo ở Sài Gòn xưa.
Nghề gánh nước mướn – Sự nghiệp chỉ hướng đến hy vọng có đủ ăn hai bữa mỗi ngày cho những người nghèo ở Sài Gòn xưa.
Nghề gánh nước mướn – Sự nghiệp chỉ hướng đến hy vọng có đủ ăn hai bữa mỗi ngày cho những người nghèo ở Sài Gòn xưa.
Nghề gánh nước mướn – Sự nghiệp chỉ hướng đến hy vọng có đủ ăn hai bữa mỗi ngày cho những người nghèo ở Sài Gòn xưa.
Nghề gánh nước mướn – Sự nghiệp chỉ hướng đến hy vọng có đủ ăn hai bữa mỗi ngày cho những người nghèo ở Sài Gòn xưa.
Nghề gánh nước mướn – Sự nghiệp chỉ hướng đến hy vọng có đủ ăn hai bữa mỗi ngày cho những người nghèo ở Sài Gòn xưa.
Nghề gánh nước mướn – Sự nghiệp chỉ hướng đến hy vọng có đủ ăn hai bữa mỗi ngày cho những người nghèo ở Sài Gòn xưa.
Nghề gánh nước mướn – Sự nghiệp chỉ hướng đến hy vọng có đủ ăn hai bữa mỗi ngày cho những người nghèo ở Sài Gòn xưa.
Nghề gánh nước mướn – Sự nghiệp chỉ hướng đến hy vọng có đủ ăn hai bữa mỗi ngày cho những người nghèo ở Sài Gòn xưa.
Nghề gánh nước mướn – Sự nghiệp chỉ hướng đến hy vọng có đủ ăn hai bữa mỗi ngày cho những người nghèo ở Sài Gòn xưa.
Nghề gánh nước mướn – Sự nghiệp chỉ hướng đến hy vọng có đủ ăn hai bữa mỗi ngày cho những người nghèo ở Sài Gòn xưa.
Nghề gánh nước mướn – Sự nghiệp chỉ hướng đến hy vọng có đủ ăn hai bữa mỗi ngày cho những người nghèo ở Sài Gòn xưa.