Vào thời Pháp thuộc, chợ Bến Thành được xem là ngôi chợ trung tâm của Sài Gòn. Và Sài Gòn được xác định là thành phố lớn nhất, thủ phủ của Đông Dương lúc bấy giờ.
Giao thông tấp nập trước Chợ Bến Thành
Chợ Bến Thành tập là nơi quy tụ xe lửa, xe điện, xe đò, xe ngựa, xe kéo lẫn cảng sông
Chợ Bến Thành được đưa vào hoạt động năm 1914. Cùng lúc đó, chính quyền của Pháp đã cho khởi công xây dựng đại lộ nối từ chợ Bến Thành sang Chợ Lớn. Đồng thời đã mở thể đường cạnh hai con đường cũ để nối khu Sài Gòn với Chợ Lớn chính là mở đường Trên và đường Dưới. Con đường mới này được gọi là đường Gallieni mà ngày nay có tên là đường Trần Hưng Đạo. Còn đường Trên và đường Dưới có tên gọi lần lượt là đường Nguyễn Trãi và đường Võ Văn Kiệt.
Khi con đường ấy mở chưa xong thì tuyến xe điện từ chợ Bến Thành về Chợ Lớn đã được đưa vào hoạt động. Và hoạt động kéo dài đến tận năm 1953.
Từ rất lâu trước đó, khu vực này đã có ga xe lửa của tuyến xe lửa Đông Dương đầu tiên Sài Gòn – Mỹ Tho hoạt động. Đó là vào năm 1886 đến năm 1959. Vậy nên ca dao xưa có câu:
“Mười giờ tàu lại Bến Thành
Súp lê còi thổi bộ hành lao xao”
chính là như thế.
Chợ Bến Thành là nơi có phiên chợ tết lớn nhất Sài Gòn
Ngày ấy, Bến Thành được ra đời với ý định của nhà cầm quyền là biến thành ngôi chợ trung tâm Sài Gòn, trung tâm miền Nam. Trên cả bưu thiếp của Đông Dương thời đó cũng đã ghi chợ Bến Thành là chợ trung tâm ( marché central ). Bên hông ngôi chợ lúc này có hẳn hai bến xe đò đưa đón khách: từ Phan Bội Châu có tên cũ là Viennot đi miền Đông và từ Phan Chu Trinh có tên gọi cũ là Schroeder đi miền Tây.
Cạnh bên ga xe lửa Sài Gòn có bến xe ngựa, xe kéo. Trước năm 1975 là nơi tập trung xe xích lô máy tại khu vực sân tráng nhựa tức trước công viên 23/9 hiện tại
Cách xa chợ Bến Thành 1km, đi theo đường Hàm Nghi ngày nay chính là bến Bạch Đằng. Nơi đó từ xưa là bến tàu thủy đón khách theo đường sông đến nhiều nơi quanh Sài Gòn.
Người Pháp đã quy hoạch vị trí của chợ Bến Thành tại trục lộ giao thông. Một mặt tạo sự phát triển cho Sài Gòn mới hình thành đồng thời giảm thiểu ùn tắc cho khu vực ở trung tâm đô thị.
Thị Kiều – cầu nổi trước chợ Bến Thành
Đầu những năm 1970, hai chiếc cầu nổi bằng sắt được dựng trước chợ Sài Gòn. Cầu thứ nhất dựng ngang từ chợ Sài Gòn sang tiểu đảo, nơi có tượng của Quách Thị Trang và tượng của Trần Nguyên Hãn cưỡi ngựa. Cây cầu thứ hai chính là bắc từ trạm xe buýt để qua tiểu đảo.
Hai chiếc cầu nổi này được lập giúp cho khách đi bộ qua chợ Bến Thành an toàn hơn. Bởi vì bùng binh trước chợ xe qua lại rất nhiều từ sáng đến tối.
Đầu năm 1970, mọi người chen nhau đi chơi Noel trên cây cầu nổi mới xây. Người ta đi trêu ghẹo những cô gái đẹp và kết quả một vài người bị đấm sưng mắt.
Sau khi xây dựng một thời gian thì hai chiếc cầu nổi đã bị tháo đi vì hoạt động không hiệu quả. Vừa không có giá trị sử dụng, lại không có giá trị thẩm mỹ càng khiến khó quản lý an ninh khu vực.
Người đời sau gọi hai cây cầu nổi này là cầu Thị Kiều vì là cầu trước chợ lớn đồng thời là cách nói lái tên hai nhân vật lừng lẫy bấy giờ là Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ.
Chợ Bến Thành và những lần sửa chữa
Vào năm 1944, chợ Bến Thành bị máy bay đồng minh thả вσм hư hại khá nặng. Trùng tu đến năm 1950 mới hoàn thành trở lại.
Cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp, chợ Bến Thành lần nữa bị thiêu rụi.
Sau năm 1975, chợ Bến Thành lần nữa được trùng tu và sự kiện trùng tu lớn diễn ra từ ngày 1 tháng 7 đến ngày 25 tháng 8 năm 1985.
Từ nhà lồng chợ cho đến các gian hàng đều được làm mới. Chỉ có hình dáng phía trước và tháp đồng hồ là được giữ lại.
Năm 1992, chợ được cải tạo hệ thống điện. Tất cả sạp chợ được nâng cấp từ sạp cây sang sạp sắt.
Năm 1999, chợ được chỉnh sửa hệ thống cống rãnh, thay toàn bộ máy ngói thành máy tôn và nền được lót gạch ceramic.
Chợ Bến Thành và câu chuyện buôn bán
Chợ Bến Thành nằm tại trung tâm quận 1 với diện tích 13.056 mét vuông. Trong đó có 5.276 mét vuông là để kinh doanh, 6.116 mét vuông dùng làm lối đi và 1.664 mét vuông là hành lang, văn phòng và nhà vệ sinh.
Thời gian hoạt động của chợ là từ 4 giờ sáng đến 19 giờ tối. Một năm nghỉ từ trưa 30, cả ngày mùng 1 tết. 4 giờ sáng ngày mùng 2 là bắt đầu bán hàng trở lại.
Vào lúc mới mở chợ có 400 sáp nông sản lẫn thực phẩm, chủ yếu là tự trồng rồi bán. Hiện này thì con số này đã lên gần 1500 sạp.
Các tiểu thương tại chợ không còn hình ảnh của người phụ nữ lam lũ, chịu khó như xưa mà là thương lại thực sự. Họ thật sự trẻ trung, xinh đẹp và dùng ngoại ngữ rất tốt từ tiếng Anh, Hoa, Nhật, Hàn, Campuchia,…
Chợ Bến Thành có một điểm rất riêng đã xuất hiện từ xưa chính là nói thách giá. Nếu là lần đầu tiên đến nơi này bạn sẽ phải mua một món hàng với giá trị rất cao. Nói thách đến mức chính quyền trước năm 1975 đã treo băng rôn trước chợ để chỉ trích hành động này. Hiện tại thì hiện tượng này được ban quản lý chợ rà soát rất kĩ và đã đỡ hơn ngày trước rất nhiều.
Chuyện về 12 bức phù điêu gốm Biên Hòa
Chợ Bến Thành gồm 4 cửa chính là Đông, Tây, Nam, Bắc. Mỗi cửa đều có bức phù điêu bằng gốm nung. Bức phù điêu thể hiện bên trong chợ bán những vật phẩm nào.
Người làm ra những bức phù điêu này là nhà điêu khắc Lê Văn Mậu và được thực hiện vào năm 1952. Ông Mậu là giảng viên trường Mỹ nghệ Biên Hòa.
Với lịch sử hơn trăm năm, chợ Bến Thành vẫn ngày càng phát triển và trở thành chứng nhân cho cả giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc. Dù không còn là đầu mối đi lại lớn nhất của Đông Dương nhưng chợ Bến Thành vẫn có được tên tuổi cũng như dấu ấn riêng của mình. Và dù bao nhiêu năm sau thì chợ Bến Thành vẫn hiên ngang tại đó với những miền kí ức đã phủ mờ lớp bụi thời gian
Mời quý vị xem thêm một số hình ảnh của Chợ Bến Thành xưa: