Cùng tìm về những con đường kỷ niệm ở "khu Tân Định và DaKao" của Sài Gòn những ngày xưa cũ _ HUSGX

   

Bạn có tin rằng, Đa Kao nghe có vẻ Tây hoá, nhiều người thường ngộ nhận là địa danh tiếng Pháp, thực ra lại là một từ rất Thuần Việt bị người dân đọc chệch và phiên âm mà thành.

Theo đó, Đa Kao bắt nguồn từ tên vùng đất Sài Gòn xưa gọi là Đất Hộ. Sau này, vào thời Pháp, người Việt phải phiên âm tên đất sang tiếng nước ngoài thành Đa Kao để dùng trong hành chính. Từ đó, cái tên Đất Hộ bị quên lãng, người hiện nay chỉ còn nhớ về địa danh Đa Kao là một phường hành chính thuộc Q.1, giáp với phường Bến Nghé, Tân Định, Quận 3, Q.Bình Thạnh

Phường Tân Định nằm ở phía tây bắc Quận 1 (Phía đông giáp phường Đa Kao. Phía tây giáp Quận 3 và quận Phú Nhuận. Phía nam giáp Quận 3 và phường Đa Kao. Phía bắc giáp quận Bình Thạnh)

Trước năm 1975, địa bàn phường Tân Định hiện nay tương ứng với phường Trần Quang Khải thuộc quận 1, thành phố Sài Gòn.

Sau đó, từ năm 1976 đến năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của 3 phường 1, 3 và 4 để thành lập phường Tân Định.

Sau đây, xin mời quý vị theo chân một người con xa quê hương. Sau bao năm xa cách, có dịp trở về thăm thành phố Sài Gòn thân yêu, tìm về những con đường kỷ niệm của khu Tân Định và Đa Kao. 

Cho đến bây giờ, dù đã xa Tân Định và Đa Kao nhiều năm, nhưng trong tôi hai cái tên Tân Định và Đa Kao lúc nào cũng là một nỗi nhớ khôn nguôi. Chúng cứ thôi thúc tôi hoài. Đã bao năm qua, tôi muốn tìm về chốn này, để sống lại với kỷ niệm thuở học trò, mà tình yêu khi đó, chỉ biết, đôi mắt nhìn nhau cũng đủ rồi. Tôi cứ hẹn đi, hẹn lại, nhưng vẫn chưa bao giờ thực hiện được ước mơ này. Rồi một dịp tình cờ đưa đến, vào tháng 5/2010, tôi đã loại được ý nguyện. Tôi đã có hai tuần lễ đi qua, đi lại trên những con đường kỷ niệm của Tân Định và Đa Kao. Điều làm tôi rất đỗi ngạc nhiên và thích thú là tên nhiều con đường trong khu vực này vẫn như cũ.

Thật vậy, sau 1975, một số tên đường của thành phố Sài Gòn thân yêu đã bị đổi bằng những cái tên khác. Nay được thấy lại các tên đường ở khu Tân Định và Đa Kao không bị thay đổi nhiều, trong lòng tôi bỗng nhiên dâng lên một sự xúc động mãnh liệt và niềm sung sướng vô cùng.

Mời quý vị cùng tìm về những con đường kỷ niệm của khu Tân Định và Đa Kao với những bồi hồi, rung động khó quên của thời niên thiếu và không bao giờ phôi pha, dù năm tháng có qua đi.

Trước hết, xin bắt đầu là Cầu Kiệu với con đường Hai Bà Trưng đi về phía Sài Gòn.

ĸнoảng đường này вên тay pнảι có нẻм vựa gạo, вác ѕĩ ĸнáм мắт тên ĸιnн, тιệм вán вông cườм, тнυốc caм нàng вạc và тιệм cà pнê нảι naм. pнía вên pнảι có нẻм вán cнó, тιệм тrà pнậт тổ và тιệм вán хe đạp Đoàn văn тнẩм.

Đường Trần Quang Khải

Quẹo trái ở ngã ba là đường Trần Quang Khải. Phía tay trái là con đường nhỏ dẫn vô hẻm có tiệm bánh cuốn Thanh Trì ngay đầu ngõ, đối diện là Hảng Sáo Công Ty, rồi tới trường Việt Nam Học Đường và trường Văn Lang số 51 Trần Quí Khoách do thầy Ngô Duy Cầu làm Hiệu trưởng. Thầy mất đúng ngày 30/4/1975. Đối diện trường Văn Lang là Cư Xá Kiến Ốc Cục Tân Định, dành cho công chức. Đi vào phía trong là chùa Vạn Thọ và một số chùa nhỏ khác. Phía tay phải là quán cơm Cây Điệp, kế bên là hãng gạch bông Vân Sơn. Nhìn sang bên đường là trường Trung Học Tân Thạnh của thầy Phan Út. Trước khi vào cổng trưởng, phải đi ngang bảo sanh viện Ngô Liêng. Bảo sanh viện này mang luôn tên bà

Đ𝚒 𝚝𝚒ế𝚙 𝚔𝚑𝚘ả𝚗𝚐 𝚑𝚊𝚒 𝚝𝚛ă𝚖 𝚝𝚑ướ𝚌 𝚜ẽ 𝚐ặ𝚙 𝚖ộ𝚝 𝚗𝚐ã 𝚝ư. Đườ𝚗𝚐 𝙱à 𝙻ê 𝙲𝚑â𝚗 𝚋ê𝚗 𝚝𝚊𝚢 𝚙𝚑ả𝚒. 𝙽𝚐𝚊𝚢 𝚐ó𝚌 đườ𝚗𝚐 𝙱à 𝙻ê 𝙲𝚑â𝚗 𝚕à 𝚚𝚞á𝚗 𝚌ơ𝚖 𝚝ấ𝚖 𝚌ủ𝚊 𝚟ợ 𝚌𝚑ồ𝚗𝚐 𝚌𝚘𝚗 𝚝𝚛𝚊𝚒 𝚗𝚐𝚑ệ 𝚜ĩ 𝙱ả𝚢 𝙽𝚑𝚒ê𝚞. Đố𝚒 𝚍𝚒ệ𝚗 𝚕à đì𝚗𝚑 𝙿𝚑ú 𝙷𝚘à, 𝚗ơ𝚒 𝚌á𝚌 đ𝚘à𝚗 𝚑á𝚝 𝚋ộ 𝚟à 𝚌ả𝚒 𝚕ươ𝚗𝚐 𝚝ậ𝚙 𝚍ượ𝚝. 𝙽ằ𝚖 𝚝𝚛ê𝚗 đườ𝚗𝚐 𝙱à 𝙻ê 𝙲𝚑â𝚗 𝚙𝚑í𝚊 𝚋ê𝚗 𝚝𝚛á𝚒 𝚌ó 𝚗𝚑à 𝚒𝚗 𝙱ù𝚒 𝚅ă𝚗 𝚃ạ, 𝚋ả𝚘 𝚜𝚊𝚗𝚑 𝚟𝚒ệ𝚗 𝙷à Đô𝚗𝚐 𝙷à. 𝚃𝚛ướ𝚌 𝚖ặ𝚝 𝚌ó 𝚌𝚘𝚗 đườ𝚗𝚐 𝚖𝚊𝚗𝚐 𝚝ê𝚗 𝙼ã 𝙻ộ. 𝙲𝚘𝚗 đườ𝚗𝚐 𝚗à𝚢 𝚌𝚑ạ𝚢 𝚗𝚐𝚊𝚗𝚐 𝚙𝚑í𝚊 𝚜𝚊𝚞 𝚌𝚑ợ 𝚃â𝚗 Đị𝚗𝚑. 𝙿𝚑í𝚊 đầ𝚞 đườ𝚗𝚐 𝙱à 𝙻ê 𝙲𝚑â𝚗 𝚕à 𝚗𝚐ã 𝚋𝚊 𝙷𝚊𝚒 𝙱à 𝚃𝚛ư𝚗𝚐 𝚟à 𝙱à 𝙻ê 𝙲𝚑â𝚗. 𝙽ằ𝚖 𝚗𝚐𝚊𝚢 𝚐ó𝚌 𝚕à 𝚈 𝚅𝚒ệ𝚗 𝚃â𝚗 Đị𝚗𝚑.

Chợ Tân Định (có đặc điểm là bán nhiều món Bắc khó tìm ở nơi khác, nên nhiều người gốc Bắc thích đi chợ này)

Ngã ba Bà Lê Chân - Hai Bà Trưng (góc Y Viện Tân Định)

Đường Hai Bà Trưng - Tân Định

Từ đình Phú Hoà nhìn sang bên kia đường là đường Trần Nhật Duật. Xe chè Huỳnh Thị Ngà nổi tiếng một thời, nằm ngay góc ngã tư đường Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật. Đường này chạy dài tới khu nông cơ cũ. Trên đường Trần Nhật Duật có bốn con đường nhỏ đâm ngang qua. Thứ tự như sau: Đặng Dung, Đặng Tất, Trần Quí Khoách và Trần Khánh Dư. Riêng hai đường Đặng Dung và Trần Khánh Dư thì chạy dài được đến đường Trần Khắc Chân, còn gọi là xóm Cầu Mới. Trên đường Trần Nhật Duật, hẻm số 21 có tiệm ảnh Nguyễn Kỳ nổi tiếng một thời trong giới học sinh, thích chụp hình chân dung, nhà số 10 là trưởng Huỳnh Thị Ngà.

Bà Huỳnh Thị Ngà là một phụ nữ giỏi và đảm lược. Bà biết chèo chống và điều hành ngôi trường Huỳnh Thị Ngà, mà kế bên có nhiều trường trung học tư thục khác, lúc nào cũng sẵn sàng cạnh tranh với trường của bà. Nhờ thế trường của bà mới có thể tồn tại hơn hai mươi năm. Bà mất khoảng cuối năm 1992 tại tiểu bang Virginia (Hoa Kỳ). Đối diện trưởng Huỳnh Thị Ngà, xéo về đường Đặng Dung là nhà giáo sư khiêu vũ, phía trước nhà có cây me to. Cách đó vài căn là nhà giáo sư Pháp văn Huỳnh Văn Mĩ. Thầy Mĩ nổi tiếng về dạy Pháp văn và là một trong những võ sư sáng lập môn phái Hàn Bái Đường. Không nghe nói về vợ thầy, chỉ thấy thầy đi chợ một mình, hai tay xách cái gà mên. Thầy qua đời ở Nam Cali năm 2004, hưởng thọ 93 tuổi. Học sinh trường Huỳnh Thị Ngà rất nể sợ thầy. Trong giờ của thầy dạy, không em nào dám hó hé vì thầy Mĩ rất nghiêm và khó. Ngoài ra, thầy cũng là thầy dạy cô hiệu trưởng Huỳnh Thị Ngà hồi nhỏ.

ʙâʏ ɢɪờ ᴛʀở ɴɢượᴄ ʀᴀ đườɴɢ ᴛʀầɴ ǫᴜᴀɴɢ ᴋʜảɪ đɪ ᴠề ᴘʜíᴀ Đᴀ ᴋᴀᴏ. ᴛʀướᴄ ᴋʜɪ đếɴ ᴍộᴛ ɴɢã ɴăᴍ. ᴘʜíᴀ ʙêɴ ᴘʜảɪ ʟà ᴘʜòɴɢ ɴʜᴀ ᴋʜᴏᴀ ᴄủᴀ ᴍộᴛ đôɪ ᴠợ ᴄʜồɴɢ. ᴠợ ʟà ɴʜᴀ sĩ ᴛêɴ ʜạɴʜ. ᴄʜồɴɢ ʟà ᴋʜôɴɢ ǫᴜâɴ ᴛʜɪếᴜ ᴛá ɴʜᴀ sĩ ᴅươɴɢ ǫᴜảɴɢ Địɴʜ (ᴛʀᴜɴɢ ᴛâᴍ ɢɪáᴍ Địɴʜ ʏ ᴋʜᴏᴀ ᴋʜôɴɢ ǫᴜâɴ). Đɪ ᴛʜêᴍ ᴋʜᴏảɴɢ ʙᴀ ᴍươɪ ᴛʜướᴄ ɢặᴘ ᴍộᴛ ᴅᴇᴘᴏᴛ ʀáᴄ ɴʜỏ. Đốɪ ᴅɪệɴ ʟà ᴄʜỗ ᴄʜᴏ ᴛʜᴜê sáᴄʜ, ᴛɪểᴜ ᴛʜᴜʏếᴛ ᴠà ᴛʀᴜʏệɴ ʜɪếᴍ ʜɪệᴘ Đứᴄ ʜưɴɢ, ᴋế ʙêɴ ʟà ᴛɪệᴍ ʜàɴ ɢɪó đá sáᴜ ᴀɴ. ᴄáᴄʜ đó ᴠàɪ ᴄăɴ ʟà ɴơɪ ᴄʜᴜʏêɴ sảɴ xᴜấᴛ xíᴄʜ ʟô đạᴘ ᴠà xᴇ ʙᴀ ʙáɴʜ ᴄó ᴛêɴ ɴɢọᴄ ǫᴜế.

Khi đến ngã năm, bên tay trái là đường Trần Khắc Chân, nhìn xéo về phía tay phải là đường Nguyễn Phi Khanh. Căn nhà nằm ngay góc đường của ông Bùi Ngọc Phương. Ông tự phong cho mình là vua dầu hỏa Việt Nam và dự định ứng cử Tổng Thống VNCH. Nếu đi ngược chiều trên đường Nguyễn Phi Khanh, ngã ba đầu tiên là đường Huyền Quang, có đình Sơn Trà. Đường Huyền Quang mang tên một vị sư. Con đường dài khoảng hai mươi thước, đi hết đường Huyền Quang, quẹo trái là Chả cá Lã Vọng. Ngã ba kế tiếp là Lý Văn Phức, có một depot rác rất lớn, nơi mà các công nhân vệ sinh đưa rác về đây, trước khi các xe lớn đến chở đi tái chế và phế thải. Cuối đường là quán cà phê bà Chi, mà các bài viết về cà phê Sài Gòn đều nhắc đến. Quẹo trái gặp rạp hát Casino Đa Kao, tiệm may Cao Minh và tiệm thạch chè Hiển Khánh. Đối diện là nhà hàng Pháp tên Casino, tiệm bán quân trang Quế Anh và kế bên là tiệm Phúc chuyên làm con dấu, thêu cờ và huy hiệu. Nếu quẹo phải sẽ gặp Đền Thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo.

Đoạn đường Trần Quang Khải từ đây ra đến đường Đinh Tiên Hoàng tuy không dài lắm, nhưng có rất nhiều cửa hiệu buôn bán. Phía bên phải, ta thấy có Pharmacy Duyệt, rồi đến bảo sanh viện Chung Nam Quế. Nơi đây các bà bầu khu Đakao và Gia Định thường đến để khai hoa nở nhụy. Nhà kế bên là nhà của bà thầy bói mập, chuyên môn coi bói bài, tiếp đó có hai tiệm bán phụ tùng và sửa xe Honda, rồi cà phê Ngọc Dung số 77 Trần Quang Khải, của hai chị em tên Ngọc và tên Dung.

Đi thêm một chút nữa sẽ gặp Đình Nam Chơn. Trước đình có thờ hình ông Cọp. Bên trái cổng vào trong sân đình có cây Đa to, có lẽ đã trên trăm tuổi. Thêm vài bước nữa cũng có một Phật đường nhỏ, thuộc Giáo Hội Phật Đường Nam Tông. Được gọi tên là Minh Sư Đạo Quang Nam Phật Đường. Kế bên là tiệm vàng Bảo Thành, cũng nổi tiếng về Bánh Trung Thu, giò lụa, giò thủ và bánh mứt. Trước 1975, bà Bảo Thành là chủ thầu các bãi giữ hai bánh lớn nhất Sài Gòn như: Trường Đại học Luật khoa ở đường Duy Tân, Nha Xổ số Kiến Thiết ở đại lộ Thống Nhất, rạp hát Đại Nam trên đường Trần Hưng Đạo, và dọc theo hai bên đường Lê Lợi... Cách một căn là tiệm cơm Tàu có tên Dân Thiên, với các món mì xào dòn và cơm chiên Dương Châu tuyệt vời.

Bưu Điện Tân Định

Tiếp tục phía bên trái. Đầu tiên là chi cục cảnh sát Tân Định. Kế bên là đình Công Thành Ban, chuyên trình diễn hát bộ. Trước đình cũng có thờ một ông cọp, kế bên là một ngõ hẻm, đi ra được đường Trần Khắc Chân. Sau đó sẽ đến một dãy phố, có tiệm quay Ronéo Lửa Hồng, nơi đây quay ronéo và photocopy bài vở cho các học trò và thầy cô giáo. Ngoài ra cũng bản nhạc quay roneo sẵn, giá rất bình dân. Cách đó vài căn là một tiệm hòm. Có tiệm may Của, rồi đến nhà bà con với ông chủ rạp hát Văn Hoa. Nổi tiếng ở đoạn này là tiệm cầm đồ bình dân có tên là Kim Ngân. Bà chủ lúc nào cũng trang điểm lộng lẫy như các cô đào cải lương Thanh Nga hay Bạch Tuyết sắp lên sân khấu trình diễn. Nơi đây lúc nào cũng đông khách vì tiệm cho cầm và chuộc đồ với giá tương đối dễ thở và thủ tục thì đơn giản hơn so các nơi khác.

Cách khoảng mười căn nhà, bên trái có một con hẻm lớn, nổi tiếng nhất vùng Tân Định – Đa Kao. Đó là hẻm xóm Vạn Chài. Đây là địa điểm quy tụ anh hùng hào kiệt tứ xứ. Mỗi lần có hành quân cảnh sát để bắt thanh niên trốn quân dịch thì xe cộ, súng ống rầm rộ, ca nô, thuyền nhỏ chạy dài dọc theo sông cầu Bông, đèn pin chiếu pha sáng cả một vùng. Cuối cùng kết quả chẳng đi đến đâu, vì thanh niên trốn quân dịch đã nhảy xuống sông, lặn qua bên phía Gia Định, hoặc trốn trong các con hẻm sâu, tối tăm, chằng chịt. Lực lượng kiểm soát cũng không muốn vào chỗ này, vì không an toàn cho lắm. Đặc biệt, trong hẻm có một trường trung tiểu học tư thục mang tên Văn Hiến do Thầy Phan Ngô làm Hiệu trưởng. Thầy cũng từng ra ứng cử và đắc cử Nghị viên thành phố Sài gòn.

𝚁𝚊 𝚔𝚑ỏ𝚒 𝚑ẻ𝚖, 𝚚𝚞ẹ𝚘 𝚝𝚛á𝚒 𝚕à 𝚗𝚐𝚊𝚢 𝚛ạ𝚙 𝚑á𝚝 𝚅ă𝚗 𝙷𝚘𝚊. 𝚁ạ𝚙 𝚑á𝚝 𝚗à𝚢 đã 𝚝ừ𝚗𝚐 𝚖ộ𝚝 𝚝𝚑ờ𝚒 𝚕à 𝚖ộ𝚝 𝚛ạ𝚙 𝚑á𝚝 𝚜𝚊𝚗𝚐 𝚝𝚛ọ𝚗𝚐 𝚌ủ𝚊 𝚂à𝚒 𝙶ò𝚗 𝚟ì 𝚌ó 𝚝𝚛𝚊𝚗𝚐 𝚋ị 𝚖á𝚢 𝚕ạ𝚗𝚑, 𝚖à𝚗 ả𝚗𝚑 𝚛ộ𝚗𝚐 𝚟à 𝚐𝚒á 𝚟é 𝚟à𝚘 𝚌ử𝚊 𝚌ũ𝚗𝚐 𝚝ươ𝚗𝚐 đố𝚒 𝚋ì𝚗𝚑 𝚍â𝚗. 𝚁ạ𝚙 𝚅ă𝚗 𝙷𝚘𝚊 𝚌𝚑𝚒ế𝚞 đủ 𝚌á𝚌 𝚕𝚘ạ𝚒 𝚙𝚑𝚒𝚖. 𝙽𝚑ữ𝚗𝚐 𝚕ú𝚌 𝚌𝚑𝚒ế𝚞 𝚙𝚑𝚒𝚖 𝚖ớ𝚒 𝚟à 𝚑ấ𝚙 𝚍ẫ𝚗, 𝚋à 𝚌𝚘𝚗 𝚜ắ𝚙 𝚑à𝚗𝚐 𝚛ồ𝚗𝚐 𝚛ắ𝚗, 𝚔é𝚘 𝚍à𝚒 𝚝ớ𝚒 𝚗𝚐õ 𝚡ó𝚖 𝚅ạ𝚗 𝙲𝚑à𝚒. 𝙺𝚑á𝚗 𝚐𝚒ả 𝚗à𝚘 𝚔𝚑ô𝚗𝚐 𝚖𝚞ố𝚗 𝚜ắ𝚙 𝚑à𝚗𝚐, 𝚔𝚑ô𝚗𝚐 𝚖𝚞ố𝚗 𝚌𝚑𝚎𝚗 𝚕ấ𝚗 đổ 𝚖ồ 𝚑ô𝚒, 𝚍ễ 𝚋ị 𝚛á𝚌𝚑 𝚚𝚞ầ𝚗, 𝚛á𝚌𝚑 á𝚘 𝚑𝚘ặ𝚌 𝚋ị 𝚛ạ𝚌𝚑 𝚋ó𝚙, 𝚝𝚑ì 𝚌ó 𝚝𝚑ể 𝚖𝚞𝚊 𝚌𝚑ợ đ𝚎𝚗, đô𝚒 𝚔𝚑𝚒 𝚙𝚑ả𝚒 𝚝𝚛ả 𝚐ấ𝚙 đô𝚒.

Rạp Văn Hoa trên đường Trần Quang Khải

Cũng nên nói thêm ở đây, cạnh bên rạp hát Văn Hoa là một quán cà phê cũng đã đi vào lịch sử của cà phê Sài Gòn. Đó là cà phê Văn Hoa. Quán được trang bị dàn âm thanh tối tân, nhạc ngoại quốc hấp dẫn luôn luôn mới nhất, chỗ ngồi thanh lịch, vị trí thuận lợi và do hai chị em ruột là bà con với ông bà chủ rạp Văn Hoa đứng bán. Cô chị có tên TBD và cô em có tên TBH. Hai chị em đều là nữ sinh trường trung học Huỳnh Thị Ngà. Lúc nào đi học, cả hai cô đều mặc đồ đầm rất xinh xắn. Trông giống búp bê không tình yêu. Nghe đâu cũng có khối anh đến uống cà phê thường xuyên mỗi ngày, trong số đó có anh là ca sĩ một ban kích động nhạc nổi tiếng về bài hát Sunday Morning. Ngày nào anh ta cũng đến quản ngồi đồng, vừa thưởng thức cà phê, vừa trồng cây si cô em TBH. Gia đình cô TBD hiện ở Montréal, còn gia đình cô TBH từ Montréal chuyển về Pleasanton (California) vì phu quân cô có công việc làm thích hợp ở đây.

Đoạn đường còn lại, phải nhắc đến một quán cơm xã hội, chuyên phục vụ cho giới bà con lao động, xe ba gác, xe xích lô, công tư chức và học sinh, sinh viên nghèo. Giá rất bình dân, chỉ duy nhất năm đồng. Thức ăn gồm ba món, thay đổi mỗi ngày. Cơm ăn thoải mái, ăn cho đến khi nào no thì thôi. Ngoài ra, còn được tặng thêm một trái chuối tráng miệng và ly trà thơm, nóng bốc khói. Sau đó phải kể thêm hai tiệm bán xi măng, gạch, cát và đá cha truyền con nối là Tấn Phát và Tâm Long. Nay chỉ còn tiệm Tâm Long tiếp tục, địa chỉ số 8 Trần Quang Khải, có lẽ cửa hàng đã hơn nửa thế kỷ. Một chút nữa thì bỏ sót tiệm may áo dài tương đối nổi tiếng là Phương Luân và hiệu ảnh Ngọc Chương ở kế bên. Hết đường Trần Quang Khải thì gặp đường Đinh Tiên Hoàng. Quẹo trái sẽ gặp một quân bản thịt gà, thịt vịt và thịt heo quay. Cạnh đó là một tiệm chuyên sửa xe Vespa và Lambretta. Nhìn sang bên kia đường là tiệm may áo dài Thanh Châu. Tiệm mang tên người con gái lớn nhất. Tiệm may Thanh Châu rất nổi tiếng, chuyên may áo dài cho các ca sĩ và áo cưới cô dâu. Hiện nay tiệm may Thanh Châu vẫn còn và có rất nhiều khách đến may mỗi ngày. Kế bên là tiệm bán và đóng giày Đông Hưng.

Bên kia đường Trần Quang Khải là đường Nguyễn Huy Tự. Phía tay phải có chợ Đa Kao. Trước khi tới chợ Đa Kao, sẽ gặp một gánh chè chỉ bán đậu đen. Bà bán chè, người miền bắc di cư. Bà chỉ bán vào buổi chiều. Chè đậu đen bà nấu, hạt rất dẻo, hương vị ngọt đậm đà. Thú vị nhất là ngồi chồm hổm ăn chè nóng dưới cơn mưa lất phất của Sài Gòn, vì không có ghế cho khách. Một con đường chạy ngang chợ Đa Kao là đường Trương Hán Siêu. Bên trong có đền thờ Phan Chu Trinh và quản bánh cuốn tráng hơi, mang tên Tây Hồ. Bà chủ bánh cuốn có tên là bà Cà. Bà khởi nghiệp năm 1960, bằng một cái quán xập xệ, một ít bàn ghế thấp lè tè và mấy tấm bạt cũ để che mưa. Bên phải có Tín Nghĩa Ngân Hàng. Khi chiều đến, có quán cháo lòng, mà bà chủ rất khó tánh. Bà luôn luôn ưu tiên bán trước cho nam giới, còn nữ giới thì bà cho đợi mút chỉ cà tha. Cô hay bà nào không chờ được thì đi kiếm chỗ khác. Nếu thắc mắc, khiếu nại thì bà sẽ từ chối, không bán.

Đường Nguyễn Huy Tự rất ngắn, khoảng chừng ba mươi thước. Chấm dứt khi đụng đường Nguyễn Văn Giai. Chạy thẳng là Viện Nhu Đạo Quang Trung của Thượng Toạ Thích Tâm Giác. Nguyên Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo. Đối diện với Viện Nhu Đạo Quang Trung là một ngôi chùa lâu đời của người Hoa, mang tên chùa Ngọc Hoàng. Đặc biệt, trong chùa có một cái hồ lớn và sâu. Nhà chùa thả rất nhiều rùa, có những con sống đã vài chục năm trở lên.

Chùa Ngọc Hoàng trên đường Phan Đăng Hưng (nay là Mai Thị Lựu)

Đường Nguyễn Huy Tự, quẹo trái là đường Bùi Hữu Nghĩa. Có một cây cầu sắt cũ. Nếu quẹo phải sẽ gặp đường Nguyễn Văn Giai. Đi hết đường Nguyễn Văn Giai sẽ gặp đường Đinh Tiên Hoàng, nhìn sang phía bên kia đường là đường Huỳnh Khương Ninh. Bên trái là rạp hát Asam, nay đã xây thành chung cư và tiệm thuốc tây Lịch Cường. Pharmacy mang tên của Dược Sĩ Tống Lịch Cường. Đầu đường Huỳnh Khương Ninh, có xe bánh mì Bảy Quan với bánh mì thịt dăm bông và ba tê rất độc đáo. Trên con đường này còn có trường trung học Huỳnh Khương Ninh.

 

Ngã ba Đinh Tiên Hoàng - Huỳnh Khương Ninh và Nguyễn Văn Giai

Đi hết đường Huỳnh Khương Ninh sẽ gặp đường Phan Liêm. Đường chạy dài, dọc theo bên hông Nghĩa Trang Mạc Đĩnh Chi. Trên đường Đinh Tiên Hoàng giữa khoảng đường Phan Đình Phùng và Phan Thanh Giản có hai nhà hàng Pháp nổi tiếng là Chez Albert và La Cigale.

Ngã tư Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ) - Đinh Tiên Hoàng

Ngoài ra cũng phải kể thêm hai quán cà phê đã đi vào gia phả cà phê Sài Gòn trước năm 1975. Quán thứ nhất là cà phê Hân mà tất cả mọi thứ đều làm bằng inox từ phin, muỗng, tách đựng đường, đựng sữa. Quán thứ hai là cà phê Duyên Anh. Quán mang tên nhà văn Duyên Anh, nhưng hoàn toàn không dính dáng đến nhà văn này. Cô bé ngồi tính tiền tên Q. có nụ cười xinh xinh, đôi mắt tròn, đen láy và tóc dài thắt bím rất dễ thương. Cô làm cho bao nhiêu đấng anh hùng mê mệt. Cô cũng còn là đề tài cho các chàng thi sĩ tài tử đến vừa thưởng thức cà phê, vừa làm thơ sầu mộng.

Khu Đa Kao có thể kể thêm những con đường tên vẫn như cũ là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm với hai trường trung học công lập Trưng Vương, Võ Trường Toản và hồ bơi Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tân An Đình.

Tân An Đình - đường Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đường Nguyễn Thành Ý, đường Phan Kế Bính có Hội Văn Hoá Bình Dân do ông Huỳnh Văn Lang Tổng Giám Đốc Viện Hối Đoái làm Chủ Tịch, đường Mạc Đĩnh Chi với Billards Trường Cang, nhà hàng Trường Cang, Hội Việt Mỹ và Ty Cảnh sát Quận 1, đường Trần Cao Vân, Phan Tôn, Phan Ngữ, đường Phùng Khắc Khoan với tư gia Đại Sứ Hoa Kỳ. Đường này cũng là một con đường đẹp, có nhiều lá me bay của Sài Gòn.

Cuối cùng trở về khu Tân Định. Xin chỉ ghi ra những con đường không bị đổi tên là Nguyễn Văn Mai nối hai đầu đường Hai Bà Trưng và đường Huỳnh Tịnh Của. Một đường nữa là Đinh Công Tráng, với món bánh xèo nổi tiếng, trường (Tân Thịnh, Les Lauries, Văn Minh) và tiệm chụp hình Duy Hy. Ngay góc Hai Bà Trưng và Đinh Công Tráng là tiệm thuốc Kính Tiên. Phía đối diện là trường Thiên Phước, nhà thờ Tân Định và cách nhà thờ Tân Định khoảng hơn mười thước là cà phê Thu Hương danh tiếng một thời.

Đường Hai Bà Trưng thời Pháp, đi ngang qua nhà thờ Tân Định (lúc này chưa có tháp)

Đường Hai Bà Trưng - nhà thờ Tân Định

Ngoài ra, cũng xin kể thêm đường Pasteur. Nơi đây có nhiều tiệm phở, có quán cà phê Hồng và có viện Pasteur, chiếm một chu vi rất rộng, có bốn con đường bao quanh, với những cây cổ thụ to đến nỗi năm, sáu người ôm vẫn không xuể. Ngay ngã ba Nguyễn Đình Chiểu và Pasteur, có một cái mả đá rất lớn được xây bằng đá ong đã bị giải tỏa, nhìn đối diện là trường ngõ hẻm vô trường Anh Văn Khải Minh.

 

Xin phép được dừng ở đây. Hy vọng các bạn đã tìm lại được một chút hương xưa của ngày tháng cũ năm nào… Một lần nửa Tân Định & Đa Kao mãi mãi trong tiềm thức của chúng ta.

Bài viết trên của tác giả: Trần Đình Phước

( San José – California 2010)

Sau đây xin mời xem thêm một số hình ảnh của Dakao và Tân Định trước năm 1975.

Một số hình ảnh đẹp về Dakao trước 1975:

Đường Hiền Vương (nay là Võ Thị Sáu), là ranh giới giữa Tân Định và Dakao

Đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ)

Đường Hai Bà Trưng, phía trước là ngã tư với Hiền Vương

Đường Nguyễn Văn Giai đi về Cầu Sắt Dakao (phía trước là ngã ba Nguyễn Văn Giai - Đinh Tiên Hoàng)

Đường Đinh Tiên Hoàng và Hồng Thập Tự, cạnh đài truyền hình

Góc ngã tư Phan Thanh Giản - Đinh Tiên Hoàng

Đường Hai Bà Trưng, bên phải là nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi (nay là Công viên Lê Văn Tám)

Ngã tư Phan Thanh Giản - Hai Bà Trưng

Một số hình ảnh đẹp về Tân Định trước 1975:

Ngã tư Hai Bà Trưng & Hiền Vương (nay là Võ Thị Sáu), gần nhà thờ Tân Định

Đường Hai Bà Trưng, cắt ngang là Hiền Vương (Võ Thị Sáu), xa xa là nhà thờ Tân Định

Chợ Tân Định

Nhà thờ Tân Định

Nhà thờ Tân Định được khởi công vào năm 1870 và khánh thành vào ngày 16 tháng 12 năm 1876. Tổng thể mang phong cách kiến trúc Gothic, nhưng các chi tiết trang trí lại mang chút Roman và Baroque. Nhà thờ Tân định đã trải qua nhiều lần tu sửa, mở rộng trong nhiều sự kiện khác nhau, nhưng không hề xoá đi nét kiến trúc ban đầu

Rạp Kinh Thành, đường Hai Bà Trưng (gần phía trước chợ Tân Định)