Chiêm ngưỡng lại những cây cầu xưa gắn liền với lịch sử của Sài Gòn _ HUSGX

   

Đây là phần cuối cùng của bộ sưu tập ảnh những cây cầu xưa ở Sài Gòn. Trải qua những năm tháng lịch sử, Sài Gòn đã có hơn 300 năm hình thành và phát triển. Trong giai đoạn đó, có những thứ đã mất đi và cũng có những thứ vẫn còn tồn tại mãi cho đến ngày nay. Mời bạn đọc hãy cùng Thời Xưa nhìn lại những cây cầu ở Sài Gòn ngày ấy, dù cho là còn hay mất thì cũng sẽ trở thành một phần ký ức khó quên trong lòng của người dân nơi đây.

Cầu Phan Thanh Giản

Cầu Phan Thanh Giản và phía xa là cầu sắt Dakao. Cái xóm nhà lúp súp ven rạch Nhiêu Lộc trong hình là Bến Cỏ Dakao . Còn cây cầu sắt xe điện đi Gò Vấp màu trắng trắng phía xa đã được tháo dỡ bán ve chai sắt vụn , thay vào đó là cây cầu ” bê tông dự ứng lực” Bùi Hữu Nghĩa đi ra nhà thờ Bà Chiểu – Chợ Bà Chiểu

Cầu Phan Thanh Giản, nay là cầu Điện Biên Phủ, với tháp điều áp của hệ thống đường ống nước máy
Trên cầu Thị Nghè nhìn về phía cầu Phan Thanh Giản
Cầu Phan Thanh Giản

Cầu Phan Thanh Giản nằm trên đường Phan Thanh Giản (nay là Cầu Điện biên Phủ nằm trên đường ĐBP)

Cầu Thị Nghè

Cầu Thị Nghè được hoàn thành năm 1927. Cầu Thị Nghè được xây lại sau khi cầu hình 20A bị xập vì tai nạn “hội chợ Thị Nghè”. Cầu này chạy sát cạnh Sở Thú (Thảo Cầm viên) trên đường Hùng Vương (Thạnh Mỹ Tây) về phía Thị Nghè, nằm trên con đường Thiên lý Bắc Nam xưa.

Cầu xây năm 1927 còn nằm trong khuôn viên Sở Thú. Sau khi cầu sập vì tai nạn Hội Chợ Thị Nghè năm 1957, cầu bị phá hủy . Cầu được xây lại nằm trên con đường mới mở nối qua Thị Nghè – Nguyễn Cảnh Chân , bằng bê tông hình 20A. Sau kiến trúc vòm cầu bị phá bỏ và cầu được xây dựng lại có hình dáng phẳng hình 21.

Cầu bắc qua rạch Thị Nghè
Rạch Thị Nghè với Chợ Thị Nghè ở phía bên phải ảnh

Cầu Mống

Cầu bắt ngang rạch Bến Nghé (kinh Tàu Hủ – Arroyo Chinois). Từ sông Sài Gòn thuyền qua cột cờ Thủ Ngữ – do người Pháp xây dựng, rẻ phải vào Kinh Bến Nghé, người Pháp đạt tên là Arroyo Chinois, người Việt gọi là kinh Tàu Hủ – Theo học giả Trương Vĩnh Ký (viết năm 1885) và Huỳnh Tịnh Của (viết cuối thế kỷ 19) thì đoạn phố dọc hai bên rạch Chợ Lớn ( Bến Nghé) được gọi là Tàu Khậu, đó là cách người Triều Châu phát âm từ “thổ khố” (khu nhà gạch), sau trại âm thành Tàu Hủ.

Cầu Mống
Cầu Mống
Cầu Mống nhìn từ trên cao

Cầu Chà Và

Cầu Chà Và bắc qua kinh Tàu Hủ nối đường thông thương vùng trung t âm Chợ Lớn với Xóm Củi, rồi qua cầu Nhị Thiên Đường đi Cần Giuộc Bình Chánh. Vùng này xưa có nhiều người Ấn sinh hoạt, lập phố bán vải vóc . Người Việt gọi là người Chà. Bên phía bến Binh Đông có rạp hát Phi Long đặc biệt hay chiếu phim Ấn Độ. Rạp này nay là tiệm sách trên đường Lý Thái Tổ (bến Bình Đông).

Cầu Chà Và & Rạch Bến Nghé
Cầu Chà Và – dọc bờ sông là bến xe “Malabars” (xe ngựa cửa kiếng) chờ khách. Phía sau bưu điện trong hình là một công viên nhỏ nhưng bây giờ là chỗ bán vật liệu xây dựng
Đầu cầu Chà Và (Đầu cầu phía Q5)
Cầu Chà Và 1970 – Phía đầu cầu bên kia là Q8

Cầu Xóm Chỉ

Chiếc Cầu này thẳng ngay đường Tản Đà qua kinh Tàu Hủ. Đầu cầu bên trái là nơi ngã 3 Tản Đà – Bến Lê Quang Liêm, đầu cầu bên phải là bến Bình Đông nơi đầu đường Lê Ngọc Quyến.

Cầu Xóm Chỉ
Cầu Xóm Chỉ – Chỗ ống khói cao là nhà máy xay lúa Lưu Bình Sanh (616 Bến Hàm Tử) gần góc Hàm Tử – Nguyễn Tri Phương, cạnh vị trí cầu Nguyễn Tri Phương ngày nay.

Cầu Quới Đước

Cầu này mang tên lấy tên làng xưa Quới Đước, khu vực nằm dọc hai bờ sông Yunan (Vạn Tượng) ngày nay. Cầu nằm trên đường Lê Quang Liêm (nay Trần Văn Kiểu) bắc ngang đầu kinh Bonard (Bãi Sậy – Hàng Bàng).

Cầu Quới Đước, Bến Lê Quang Liêm Q5, nơi Kinh Hàng Bàng chảy ra Kinh Tàu Hủ. Hai đầu cầu có lối đi bộ xuống đường Vạn Tượng và Kim Biên nối dài.
Cầu Quới Đước

Cầu Ba Cẳng

Đây là vài tấm hình hiếm hoi còn sót lại của cầu Ba Cẳng, một cây cầu chẳng có mấy quan trọng, nhưng nó đã trở thành một phần của lịch sử Sài Gòn – Chợ Lớn xưa, với cái tên nghe thật dân dã và cũng có lắm chuyện xưa liên quan đến nó, như chuyện “dân chơi cầu 3 cẳng” chẳng hạn…

Kinh Kim Biên cuối rạch Bãi Sậy, phía xa là cầu Ba Cẳng. Đây là đoạn cuối nơi rạch Bãi Sậy quẹo góc đổ vào kinh Tàu Hủ. Hình chụp từ trên cầu Bến Lê Quang Liêm. Bên trái là đường Kim Biên, bên phải là đường Vạn Tượng. Tòa nhà cao màu trắng thấy phía sau cầu Ba cẳng là hãng xà bông “Trương Văn Bền và Các Con,” (số 40-49 Rue Kim Bien, trước đó là Quai du Cambodge).
Cầu Ba Cẳng
Cầu Ba Cẳng – Rạch Bãi Sậy, chạy từ rạch Lò Gốm (ở về phía bên trái) ngang qua chợ Bình Tây, tới chỗ cầu 3 Cẳng thì quẹo phải một đoạn ngắn chảy ra rạch Tàu Hủ. Đây là con đường chính để đưa hàng hóa đến chợ này và hàng hóa từ chợ này đi khắp nơi khi vận tải đường bộ còn chưa phát triển trong nửa đầu thế kỷ 20
Cầu Ba Cẳng (phía sau chợ Kim Biên, nối 2 bờ của rạch Hàng Bàng với bến Vạn Tượng)
Rạch Bãi Sậy nơi cầu Ba Cẳng
Cầu Ba Cẳng ngày xưa

Cầu Chữ U

Cầu chữ U – Chợ Lớn, Sài Gòn 1969 – Ảnh của Dale
Cầu chữ U ngày xưa
Vị trí cầu chữ U xưa. Ngã 3 Phạm Phú Thứ – Trần văn Kiểu bây giờ thành ngã 3 Phạm Phú Thứ – ĐL Đông Tây. Cầu chữ U xưa nối liền hai bờ Kênh Tàu Hủ dành cho người đi bộ, xe hai bánh và xe thô sơ nay không còn nữa, vị trí cầu chữ U lúc trước bây giờ là ĐL Đông Tây.

Một số cây cầu khác ở Sài Gòn ngày xưa

Cầu Đa Kao
Không ảnh cầu An Lộc nối đường Nguyễn Oanh và Hà Huy Giáp
Hình chụp từ trên cầu Palikao đường Ngô Nhân Tịnh – Rạch Bãi Sậy phía sau Chợ Bình Tây – Tháp nhọn lớn gần nhất là đường Chu Văn An, kế tiếp là ở đường Trần Bình ,Lê Tấn Kế, Nguyễn Xuân Phụng (bị khuất nên không thấy). Hiện nay không còn, chỉ còn sót lại duy nhất một tháp ở đường Gò Công Q5. Hình này đứng trên cầu Palikao đường Ngô Nhân Tịnh chụp (trong hình thấy một phần lan can cầu)
Một cây cầu ở Sài Gòn ngày đó
Cầu qua Kinh Tàu Hủ
Một cây cầu có nấc thang cho người đi bộ bắc ngang kênh Bãi Sậy trên đường Gò Công.
Chợ Lớn – Kênh Bonard – Nhìn từ cầu Palikao. Quang cảnh kinh Hàng Bàng (Bãi Sậy) nhìn từ trên cầu Palikao về phía cầu Gò Công, cầu Ba Cẳng. Ngày xưa dưới chân cầu Palikao có rạp chuyên hát bội Palikao, nhưng cũng có gánh cải lương dọn về đây. Vùng này có nhiều cửa hàng của người Tàu, có món ăn rất đặc biệt gọi là “hầm dỉ Triều Châu“ (cá mặn nổi tiếng ở Chợ Lớn).  Cầu Palikao là cầu qua rạch Bãi Sậy trên đường Ngô Nhân Tịnh. Gần cầu Palikao và chợ Kim Biên hồi xưa có ngôi nhà lớn của một trong bốn người giàu nhất Sài Gòn, đó là ông Trần Hữu Định, cũng được gọi là Bá hộ Định, người được xếp thứ tư trong “Tứ đại Phú Gia Sài Gòn”: Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định.
Kinh Kim Biên, đoạn cuối của rạch Bãi Sậy, nơi chảy ra kinh Tàu Hủ
Một cây cầu ở Kinh Bonard, cũng được gọi là kinh các lò gốm, là một trong các thủy lộ thương mại chính của Chợ Lớn
Cầu Máy rượu (Cầu bắc ngang kinh Tàu Hủ nối đường Bình Tây với bến Bình Đông (đường Nguyễn Chế Nghĩa). Cầu này không còn ở vị trí này nữa. Từ cầu Bình Tây đi về phía rạch Lò Gốm có câu chữ U (còn gọi là cầu Bột ). Cả hai cầu này giờ không còn nữa). Ghe bầu chở lúa đến các nhà máy xay nằm hai bên kênh Tàu Hủ, Cầu Máy rượu (Bình Tây) với đặc điểm những ống dẫn nước của thủy cục đặt rất cao, có thể ngồi ngắm cảnh hoặc nghỉ mệt sau khi vác xe đạp lên dốc cầu.
Thuyền trên sông cạnh một cây cầu ở Sài Gòn ngày đó
Cầu Bình Triệu – Gia Định. Ngày xưa từ Sài Gòn lên Thủ Đức đi ngả Cầu Bông, xuống đường Nguyễn Văn Học (Nơ Trang Long) qua Ngả Tư Bình Hòa, Ngả Năm Bình Hòa, qua cầu Băng Ky, cầu Bình Lợi , Cầu Gò Dưa và Cầu Ngang để vào Thủ Đức. Từ sau 1961 khi có xa lộ Sài Gòn –Biên Hòa, từ Sài Gòn lên xa lộ chạy thẳng qua nhà máy Xi Măng , qua khu vực làng Đại Học đến ngả tư Xa lộ rẽ trái đi vào chợ Thủ Đức. Đến đầu thập niên 70 có thể đi Thủ Đức qua cầu Bình Triệu đi theo đường Phan Thanh Giản hay Hồng Thập Tự qua Ngả tư Hàng Xanh, theo Quốc lộ 13, qua cầu Bình Triệu, đến ngả tư Bình Triệu thì rẽ phải để đi về hướng cầu Gò Dưa vô chợ Thủ Đức.
Cầu Giồng Ông Tố
Cầu Gò Dưa và Quốc lộ 1 – Thủ Đức, Gia Định
Cầu Long Kiểng, Gia Định
Cầu Rạch Ông (Ngày Xưa) Quận 8
Cầu Trau Trảo (Ngày Trước), đã từng bị đánh sập vào năm 1968
Cầu Ông Nhiêu (ngày trước đã từng bị đánh sập vào cuối năm 1965), Phú Hữu, Quận 9
Cầu Muối
Cầu Gò Công (Ngày Trước, Trường Thạnh, Quận 9)
Cầu Hậu Giang, Quận 6, Chợ Lớn, Sài Gòn
Cầu Bến Nọc
Một cây cầu ở Sài Gòn ngày đó
Cầu và Rạch Phú Xuân, Nhà Bè
Cầu Mới
Cầu Bùi Hữu Nghĩa
Cầu Kiệu – Rời cầu Kiệu đi về Saigon sẽ qua một cái chợ, ngày xưa gọi là chợ Xã Tài, chợ bắt đầu là một nhóm bạn hàng ngồi tụ tập lộ thiên và có tên là Chợ Mới. Vì thế Cầu Kiệu thời ấy có tên là cầu Chợ Mới. Sau có ông Lê Tự Tài, xã trưởng Phú Nhuận, quyên góp tiền của bà con bán hàng, để mua vật liệu xây dựng, nhà lồng chợ bằng tre, lá. Mấy năm sau, mới thay bằng cột gỗ, lợp ngói, và được người dân gọi là Chợ Xã Tài
Cầu Sắt Dakao
Không ảnh cầu Avalanche (cầu sắt – cầu Bùi Hữu Nghĩa) và cầu Bông Đa Kao
Cầu Dừa – Sài Gòn
Cầu Kho – Phía trên bên phải có tháp canh khói của Sở cứu hỏa, nay vẫn còn.
Cầu Kho
Bản đồ khu vực kênh rạch Chợ Lớn năm 1966