Cầu Bông – Một phần lịch sử của người Sài Gòn xưa từ thuở sơ khai _ HUSGX

   

Cầu Bông – cây cầu gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của đất Sài Thành xưa. Được xây dựng vào cuối thế kỷ XVII, nơi đây là cầu nối giữa Quận Bình Thạnh và Quận 1. Với nhiều sự đổi thay của thời gian nhưng những nhịp cầu vẫn luôn lưu giữ được những giá trị văn hóa đặc trưng của riêng mình.

CẦU BÔNG – CÂY CẦU LỊCH SỬ CỦA NGƯỜI SÀI GÒN XƯA

Lịch sử hình thành và những lần thay tên của Cầu Bông
Lịch sử hình thành và những lần thay tên của Cầu Bông

Cầu Bông được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ XVII, nhưng có nhiều đầu sách ghi chép lại chính xác năm ra đời cây cầu này là vào năm 1771. Trước khi có tên là Cầu Bông thì nơi đây được biết đến với cái tên là cầu Cao Miên, được đặt theo tên của vị phó viên cùng tên. Nhiều giả thiết cho rằng vì là vị phó viên này đã xin bắc cây cầu sang ngang sông Thị Nghè để tiện cho việc di chuyển và mua bán của người dân Gia Định thời bấy giờ.

Khoảng thời gian sau khi xây dựng, tả tướng Lê Văn Duyệt đã cho người trồng những vườn hoa ở hai bên vệ cầu, những người dân di chuyển qua cây cầu này bắt đầu gọi cây cầu này với tên dễ nhớ hơn là Cầu Hoa. Nhưng vì tên Hoa bị kiêng kị vì trùng với tên bà Hồ Thị Hoa (một trong những người vợ của vua Minh Mạng, mẫu thân của vua Thiệu Trị), nên cây cầu đặc biệt này lại lần nữa thay tên thành cầu Bông (từ đồng nghĩa với từ “Hoa” theo ngôn ngữ tại các tỉnh miền Nam), và duy trì tên gọi này cho đến tận ngày nay.

Cầu Bông - nơi nối liền hai con đường Lê Văn Duyệt và Đinh Tiên Hoàng
Cầu Bông – nơi nối liền hai con đường Lê Văn Duyệt và Đinh Tiên Hoàng

Cầu Bông chính là cây cầu bắc ngang qua kênh Nhiêu Lộc nối liền hai con đường nổi tiếng Lê Văn Duyệt và Đinh Tiên Hoàng, với chiều dài chỉ hơn 50m nhưng địa danh này đã góp phần rất lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển Sài Gòn từ thuở sơ khai.

NHỮNG HÌNH ẢNH HIẾM HOI CỦA CẦU BÔNG LỊCH SỬ

Hình ảnh Cầu Bông quen thuộc với người dân Sài Gòn
Hình ảnh Cầu Bông quen thuộc với người dân Sài Gòn

Dù đã trải qua gần 3 thế kỷ, với những biến động của thời gian nhưng cầu Bông vẫn chẳng thay hình đổi dạng là bao. Là cây cầu huyết mạch với lượng người và phương tiện di chuyển đông đúc, vì vậy cây cầu luôn được trùng tu và sửa chữa thường xuyên để đảm bảo việc lưu thông của người dân được đảm bảo an toàn.

Thêm vào đó, cách cây cầu Bông khoảng vài trăm mét là cây cầu sắt Bùi Hữu Nghĩa nằm song song, mục đích xây dựng cầu sắt này là làm giảm đi áp lực về trọng tải cũng như hạn chế tình trạng hư hỏng, xuống cấp của cầu Bông.

Rạp Casino Dakao - địa điểm gắn liền với lịch sử Cầu Bông
Rạp Casino Dakao – địa điểm gắn liền với lịch sử Cầu Bông

Thời Việt Nam Cộng Hòa, rạp chiếu bóng Casino là địa điểm giải trí khá nổi tiếng thời bấy giờ chỉ đứng sau các rạp hạng nhất đô thành như rạp Rex, rạp Eden, nơi đây luôn chiếu những thước phim mới của điện ảnh Phương Tây, do vị trí nằm gần Cầu Bông nên nơi đây cũng gắn liền với những đổi thay của cây cầu này.

Cầu Bông gắn liền với nhiều tầng lớp thanh thiếu niên thời Gia Định xưa
Cầu Bông gắn liền với nhiều tầng lớp thanh thiếu niên thời Gia Định xưa

Cầu Bông không chỉ là cây cầu với những dấu mốc lịch sử vượt thời gian mà hình ảnh cây cầu này còn được đưa vào những lời ca tiếng hát của nhiều tầng lớp thanh thiếu niên thuở Gia Định xưa, với ca khúc trữ tình lãng mạn và bất hữu “Trăng Rụng Xuống Cầu” của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ nhưng được nhại lại phần đầu với giai điệu vui tai vẫn còn được lưu giữ và truyền tải lại cho các thế hệ trẻ ngày nay.

Dấu ấn Cầu Bông trong những tác phẩm văn học
Dấu ấn Cầu Bông trong những tác phẩm văn học

Ngoài ra, Cầu Bông còn được biết đến với hình ảnh trong tác phẩm “The Quiet American” của tác giả Graham Greene. Tác phẩm này, ghi nhận lại vụ ám sát giữa các phe phái chính trị tại Sài Thành thuở đô hộ, sự việc này diễn ra ngay dưới chân cây cầu lịch sử này.

Người dân tấp nập di chuyển và lưu thông qua Cầu Bông
Người dân tấp nập di chuyển và lưu thông qua Cầu Bông

Ngày nay, Cầu Bông vẫn là một trong những nhịp cầu đông đúc với hơn hàng ngàn phương tiện từ các quận đổ về mỗi ngày. Dù cho Sài Gòn xuất hiện thêm nhiều cây cầu mới thì nơi đây vẫn luôn có chỗ đứng vững chắc trong lòng người dân đất Sài. 

Hình ảnh người phụ nữ đang đi trên con rạch Thị Nghè, đây là khúc đầu Cầu Bông (Đầu đường Lê Văи Duyệt, tỉnh Gia Định ngày trước và nay là đại lộ Đinh Tiên Hoàng, Quận 1)

Hình ảnh một người lính đang cầm ѕúиɢ canh gác trên khúc Cầu Bông, đầu Đinh Tiên Hoàng. Ảnh chụp của Habans Patrice năm 1972.

Nguồn Sưu Tầm