Sau câu chuyện tình nổi tiếng kể về người con gái tên Thi, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã kể tiếp về một câu chuyện tình khác. Cũng của một người con gái, cũng u sầu và thê lương không kém. Đó là chuyện tình của một cô gái xinh đẹp đưa đò nơi bến Hạ.
Ông từng viết trên một tờ nhạc gốc của bài hát với nội dung nói rằng ông rất say mê những chuyện tình đẹp, và Chuyện Tình Cô Lái Đò Bến Hạ chính là một câu chuyện tình như vậy.
Nhạc Sĩ Hoàng Thi Thơ
Chuyện là, Có một cô nữ sinh xinh đẹp như hoa. Vì nhà nghèo, cô bỏ học sớm và giúp mẹ đi đưa đò nơi bến Hạ. Cô gái đưa đò xinh đẹp nên được nhiều người mến mộ vây quanh. Nhưng cô từ chối tất cả, và đem lòng mình trao gửi nơi một người lính chiến. Nhưng cuộc đời trái ngang, anh một đi không trở lại. Biết được tin anh đã hy sinh nơi chiến trường, nàng buồn khổ bỏ bến ra đi tìm kiếm bóng hình xưa cũ, và cũng nằm xuống nơi khói lửa chiến tranh:
Một xóm nghèo ven sông
Có con đò tên là đò bến Hạ
Một gái nghèo đoan trang
Nhan sắc nàng như là một đóa hoa
Nhà vốn nghèo cho nên
Sớm xa lìa sách đèn cùng mái trường
Ngày ngày ra bến giúp mẹ đưa đò
Bến Hạ đưa đò
Gái đẹp đưa đò
Mời quý vị nghe lại ca khúc "Chuyện Tình Cô Lái Đò Bến Hạ" Trình bày: Thuý Hằng, Thanh Nga, Hùng Cường
Bấm vào để nghe ca khúc "Chuyện Tình Cô Lái Đò Bến Hạ" Trình bày: Thuý Hằng, Thanh Nga, Hùng Cường
Câu chuyện như hiện ra trong từng lời ca, câu hát. Ở một xóm nghèo ven sông, có một cô “gái đẹp đưa đò”. Một cô gái nghèo nhưng đoan trang và đẹp như “một đóa hoa”, vì nhà vốn nghèo nên ngày ngày cô ra phụ mẹ đưa đò qua bến Hạ. Vì rất xinh đẹp nên nhiều khách qua đò luyến tiếc rằng “sao đò lại chóng qua”? Nhiều chàng “trai làng ba hoa” nói rằng cô như nàng tiên có phép lạ, nhưng quá rõ ràng rằng họ bị cô gái đẹp thu hút nên quên cả thời gian lẫn không gian. Họ vây quanh nàng như ong bướm bị thu hút bởi một bông hoa tuyệt đẹp. Họ trổ tài “khoe khoang” muốn chiếm trọn trái tim cô. Nhưng cô vẫn dửng dưng và chưa khi nào đáp lại những lời ong bướm đó. Vì trái tim nàng đã trao trọn cho một “người thời chiến chinh”.
Ngày tiếp ngày trôi qua
Biết bao người qua đò dòng bến Hạ
Nhiều khách đò ngây ngô
Hay trách nàng sao đò lại chóng qua
Nhiều trai làng ba hoa
Ý như là đoán nàng dùng phép lạ
Nào đâu biết sắc đẹp là mắt mơ
Thấy đẹp quên giờ
Gái đẹp đưa đò
Nhiều anh chàng khoe khoang
Chiếm tim nàng nhưng nàng nào đáp tình
Vì tấm lòng băng trinh
Ai đã nguyện cho người thời chiến chinh
Mời quý vị nghe lại ca khúc "Chuyện Tình Cô Lái Đò Bến Hạ" Trình bày: Thuý Hằng
Bấm vào để nghe ca khúc "Chuyện Tình Cô Lái Đò Bến Hạ" Trình bày: Thuý Hằng
Câu chuyện tình của họ bắt đầu khi cô đưa một “đoàn anh hùng sang sông”. Họ là những người anh hùng, là những người lính “đánh trận quên mình”, và cô đã trao trọn cho một người lính như vậy, một người “lính trận chân thành, lính trận chung tình”.
Đoàn anh hùng sang sông
Trái tim nàng trao về một bóng hình
Một người lính chiến đánh trận quên mình
Lính trận chân thành
Lính trận chung tình
Và còn gì vui hơn khi anh ấy cũng trao gửi hết tâm tình nơi cô gái. Nhưng phải tiếp tục hành trình chinh chiến, anh gửi lại nơi bến Hạ một lời thề rằng xong nhiệm vụ sẽ quay về nên duyên cùng cô lái đò. Thế nên, ngày qua ngày, đêm lại đêm, mấy mùa xuân cứ thế trôi qua. Trên bến đò xưa đã bao lần vang lên khúc quân hành, bao đoàn quân nhân nối tiếp nhau trở về. Nhưng bóng dáng cô gái đưa đò tìm kiếm vẫn “nào đâu thấy". Anh không thấy về, nhưng cô vẫn luôn mong chờ tùng phút không ngơi nghỉ.
Người anh hùng qua sông với câu thề quay về
thì cưới nàng
Và mấy lần xuân sang
Trên bến đò quân hành người hát vang
Tìm trong đoàn quân nhân
Những anh hùng quay về từ chiến trận
Mà nào đâu thấy bóng người tôn thờ
Lính trận không về
Bến Hạ mong chờ
Rồi một ngày, cô cũng đợi được tin anh. Nhưng trái ngang thay “người anh hùng” ấy đã hy sinh, đã mãi mãi nằm lại một nơi trời xa không bao giờ có thể lại nữa. Cô đau xót, cô bi thương chìm ngập trong tình yêu và nỗi nhớ. Và từ đó không ai còn thấy cô đưa đò nơi bến Hạ ấy nữa. Giờ chỉ còn lại một “bến Hạ bơ phờ” vì vắng bóng nàng đưa đò. Vì ghi dấu câu thề xưa không thể dứt ra, cô đi tìm anh, người mà trong lòng cô luôn khắc ghi. Nhưng bóng dáng ấy đâu thấy, chỉ thấy người đời xót xa khi đứng nhìn tên cô được khắc trên mộ bia, một “nắm mộ hoang tàn người tiết trinh”. Cô ra đi trong loạn lạc chiến tranh, vì mãi đi tìm bóng hình người mà cô yêu. Nên bến Hạ giờ đây đã hoàn toàn vắng bóng cô gái đưa đò xinh đẹp ngày nao, giờ chỉ còn là một bến Hạ cô độc, lẻ loi và tràn đầy sự “u buồn”:
Rồi có người qua sông
báo tin chàng không bao giờ còn quay về
Người anh hùng hy sinh những ước thề cô đò còn khắc ghi
Người anh hùng ra đi không quay về đau lòng người bến Hạ
Và từ tin đó khách đò trông chờ
Bến Hạ bơ phờ
Vắng nàng đưa đò
Rồi tới ngày đau thương khách qua đường đau lòng mà đứng nhìn
Hạ tên nàng ghi bia
Bên nắm mộ hoang tàn người tiết trinh
Vì chung tình cho nên cô lên đường đi tìm người yêu mình
Rồi trong lửa khói súng giặc điên cuồng giết người chung tình
Bến Hạ u buồn
Mời quý vị nghe lại ca khúc "Chuyện Tình Cô Lái Đò Bến Hạ" Trình bày: Như Quỳnh
Bấm vào để nghe ca khúc "Chuyện Tình Cô Lái Đò Bến Hạ" Trình bày: Như Quỳnh
Tác giả, người nghe chuyện, người biết chuyện và là người kể chuyện cũng không khỏi xót thương mà thốt lên mấy câu:
Đời hồng nhan cô có biết không
Đời gian nan là kiếp má hồng
Đời hồng nhan nên nước mắt tuôn
Nhiều gian truân và lắm đau buồn …
Ông đau buồn thay cho một số kiếp hồng nhan mà bạc phận. Nhưng biết làm gì hơn khi số trời đã định. Người chung tình luôn là những người đáng được trân trọng, đáng được yêu thương và xứng đáng với niềm hạnh phúc toàn vẹn nhất. Nhưng họ cũng chính là những người sẽ ôm trọn nỗi đau của một người ở lại nếu như chuyện tình tan vỡ. Dù là với lý do gì, tình tan thì lòng người cũng tan. Bởi vì thế nên mới có câu thơ vĩnh hằng viết: “Người đi một nửa hồn tôi mất/ Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ” (thơ Hàn Mặc Tử).
Nhiều người thắc mắc rằng bến Hạ trong bài thơ là địa danh ở nơi nào? Ở bến nào? Nhưng đó chỉ là một bến đò trong tưởng tượng của nhạc sĩ mà thôi. Có lẽ đây cũng chính là sự tinh tế trong suy nghĩ của ông. Vì có lẽ trong cái thời chinh chiến ấy, không chỉ có một bến đò đưa khách sang sông, không chỉ có một cô gái xinh đẹp ấy, không chỉ có một người lính chân thành ấy, và không chỉ có một chuyện tình thuỷ chung mà thấm đượm u buồn như vậy. Mà là có vô số, đúng, chính là vô số chuyện tình đẹp đẽ và luôn khiến cho người đời phải vương vấn, phải tiếc thương.
Lời bài hát "Chuyện Tình Cô Lái Đò Bến Hạ"
Một xóm nghèo ven sông
Có con đò tên là đò bến Hạ
Một gái nghèo đoan trang
Nhan sắc nàng như là một đóa hoa
Nhà vốn nghèo cho nên
Sớm xa lìa sách đèn cùng mái trường
Ngày ngày ra bến giúp mẹ đưa đò
Bến Hạ đưa đò
Gái đẹp đưa đò
Ngày tiếp ngày trôi qua
Biết bao người qua đò giòng bến Hạ
Nhiều khách đò ngây ngô
Hay trách nàng sao đò lại chóng qua
Nhiều trai làng ba hoa
Ý như là đoán nàng dùng phép lạ
Nào đâu biết sắc đẹp là mắc mơ
Thấy đẹp quên giờ
Gái đẹp đưa đò
Nhiều anh chàng khoe khoang
Chiếm tim nàng nhưng nàng nào đáp tình
Vì tấm lòng băng trinh
Ai đã nguyện cho người thời chiến chinh
Đoàn anh hùng sang sông
Trái tim nàng trao về một bóng hình
Một người lính chiến đánh trận quên mình
Lính trận chân thành
Lính trận chung tình
Đời hồng nhan ai có biết không
Đời gian nan là kiếp má hồng
Đời hồng nhan nên nước mắt tuôn
Nhiều gian truân và lắm đau buồn ...
Người anh hùng qua sông với câu thề quay về
thì cưới nàng
Và mấy lần xuân sang
Trên bến đò quân hành người hát vang
Tìm trong đoàn quân nhân
Những anh hùng quay về từ chiến trận
Mà nào đâu thấy bóng người tôn thờ
Lính trận không về
Bến Hạ mong chờ
Rồi có người qua sông
báo tin chàng không bao giờ còn quay về
Người anh hùng hy sinh những ước thề cô đò còn khắc ghi
Người anh hùng ra đi không quay về
đau lòng người bến Hạ
Và từ tin đó khách đò trông chờ
Bến Hạ bơ phờ
Vắng nàng đưa đò
Rồi tới ngày đau thương khách qua đường
đau lòng mà đứng nhìn
Ha tên nàng ghi bia
Bên nắm mộ hoang tàn người tiết trinh
Vì chung tình cho nên cô lên đường
đi tìm người yêu mình
Rồi trong lửa khói súng giặc điên cuồng
giết người chung tình
Bến Hạ u buồn
Đời hồng nhan cô có biết không
Đời gian nan là kiếp má hồng
Đời hồng nhan nên nước mắt tuôn
Nhiều gian truân và lắm đau buồn
Hồi Ức Sài Gòn Xưa biên soạn